Chủ Nhật

Làm sao biết Card mạng do Hãng nào sản xuất

Trong thực tế thì phần lớn card mạng (LAN card, NIC card) mạng đều được windows “thông minh” tự nhận biết và tự cài driver cho mình. Nhưng một số hãng do có “thù” với windows hoặc windows “chê” hãng quá bèo không thèm “chơi” hoặc card quá mới windows “không hiểu”.
Card on-board:
Đa số các main đều được tích hợp sẳn card mạng. Và có 2 loại card on-board.
Loại thứ nhất là sử dụng một chip chuyên dùng của các hãng sản xuất card mạng. Xem hình. Hình minh họa sử dụng chip RTL8100C. Ta có thể dùng driver của hãng sản xuất chip. Các dễ nhất là search bằng google.com với khóa “RTL8100C driver download
Click vào để phóng to
Loại thứ hai, ít thấy hơn do được tích hợp trong chipset và chỉ cần một “lớp vật lý” nhỏ ở ngoài dưới dạng một chip nhỏ hơn loại chip Mạng thông thường. Xem hình. Driver cho loại chip này thì phụ thuộc vào chipset chứ không phải của nhà sản xuất chip (ngoài một số trường hợp riêng).
click vào để phóng to
Tóm lại, nếu bạn dùng card mạng on-board thì:
- Vào trang web của hãng sản xuất mainboard, xem phầm review sẽ biết card tên gì và tải driver từ  đó luôn. Nếu không biết mainboard hiệu gì thì xem lại bài viết liên quan.
- Bạn cũng có thể tự xem mainboard dùng chip Lan on-board gì rồi tìm driver theo tên chip như đã nói ở trên. Nếu trên main chỉ có chip “lớp vật lý” thì phải tìm driver theo chipset. Không biết chipset gì thì dùng Sandra hoặc Hwinfo.
- Bạn cũng có thể tra nhà sản xuất theo mã MAC (Media Access Control) thường dùng cho card LAN rời sẽ đề cập tiếp đây.
Card LAN rời:
Card rời thì chủ yếu vẫn tìm theo chip chính (chip lớn nhất trên Card). Các nhà sản xuất chip thì không có driver nhưng ta vẫn tìm đượcdriver theo tên chip như đã nói ở phần Card on-board.
Một cách khác là tìm hãng sản xuất card theo mà MAC. Trên lý thuyết thì mỗi card mạng sẽ có một mã địa chỉ MAC riêng. Để tìm hiểu sâu về MAC có lẽ cần tìm các tài liệu chuyên về Mạng. Ở đây tôi chỉ đề cập đến việc tìm hãng sản xuất theo mã này mà thôi.
Mã MAC này hay còn được gọi là “địa chỉ vật lý” của card Mạng. Nó gồm có 6 byte, 3 byte đầu để chỉ mã OUI(Organizationally Unique Identifier) hãng sản xuất còn 3 byte sau thì do nhà sản xuất tự đặt. Để thỏa lý thuyết mỗi card mạng sẽ có một mả MAC khác nhau thì một nhà sản xuất sẽ có nhiều hơn 1 mả OUI. Xem hình.
oui-mac
Tóm lại nếu biết mã OUI từ địa chỉ MAC thì ta có thể tra ra hãng sản xuất card mạng.
Trên windows thì xem địa chỉ MAC này bằng cách: Vào Start \ Control Panel \ Network Connections \ đúp chuột vào biểu tượng kết nối mạng. Như hình.
network-detailsDòng đầu tiên chính là 6 byte địa chỉ MAC, chỉ cần 3 byte đầu là mã OUI. Kế đó vào trang cơ sở dữ  liệu IEEE để tra:
Tại trang này nhập 3 byte đầu vào khung tìm kiếm: Search the public OUI listing . . .  rồi nhấn [Search!]
Ví dụ bài này 00-17-31 sẽ cho kết quả là ASUS, card mạng là card on-board trên main của ASUS. Một ví dụ khác: 00-02-2A kết quả là Asound Electronic một hãng “không tên tuổi” của CHINA
Vấn đề còn lại là vô trang web của họ mà tìm thông tin và download driver nhé.

Theo HardwareSecrets

Các bước kiểm tra quan trọng khi sửa chữa

1. Kiểm tra mạch kích nguồn: 
- Đa số main đều không cần CPU (trừ một số main INTEL là bắt buộc phải có CPU mới kích được nguồn).
- Nếu kích nguồn không được thử tháo giắc 12V (4pin) ra kích thử nếu được thì vấn đề 100% nằm ở mạch VRM bị chạm chập.
- Kích ép: nếu lỗi chỉ là mosfet đảo hay gì đó nhẹ, kíc ép sẽ chạy bình thường. Kích ép mà cũng không được thì chạm chập nặng rồi đó.
- Đo 5V (hoặc 2v5–>5V) tại pin PS-ON. Nếu mất: Dò Pin PS-ON -> Chip NAM hay SIO. Vào thằng nào đập thằng đó. (Nếu chip NAM thì kiểm nguồn và thay thử thạch anh của chip nữa nhé)
- Dò mosfet đảo (hoặc IC đảo): chân xanh -> (qua) cổng đảo (hay trực tiếp)-> SIO ; Đập cổng đảo hoặc SIO.
Hư hỏng chính: chết mosfet đảo, lỗi SIO, lỗi chip NAM.
2. Xung clock: sẽ chạy ngay khi kích được nguồn mà chưa cần cắm CPU, Kiểm tra CLK và sửa ngay bước 2 này. Thường chỉ khò lại, thay thạch anh và thay IC clock là hết bài.
3. Kiểm tra các mức nguồn:
- Vcore; mạch VRM <– Quan trọng và dài dòng nên không nêu thêm.
- Nguồn RAM <– Quan trọng thứ 2 sau Vcore.
- Nguồn chipset NAM, BẮC, AGP <– Quan trọng thứ 3 nhất là pan nóng chip do nguồn cấp cho chip sai.
4. Xung reset:
- Thường thì xong việc kiểm tra nguồn thì phải có reset nếu không chỉ còn chip NAM. Hấp, đá, làm lại chân hoặc thay.
5. Đủ tất cả mà vẫn không boot, card test chưa chạy:
- Chỉ còn socket CPU và chip Bắc <– Lỗi này 10 cao thủ chết hết 10
- Phải đập socket trước (tháo nắp vệ sinh, hấp socket…)
- Kế đó đập chip Bắc (Hấp, đá, làm lại chân, thay) <– Cực và khó nhất (chủ yếu do thiếu tool).
lga775install_socket
6. BIOS: 
- Thực ra pan bios chỉ nằm cuối cùng thôi nhưng vì bước 5 thì quá chua nên mọi người hay làm bước 6 này trước “hy vọng” chụp mũ được.
Kết luận:
- Khá nhiều người vướng bước 5. smile.gif Đành chịu hết bài rồi thì trả thôi. Mình thua đem ra thằng khác cũng thua thôi đừng lo trừ phi chổ nào đủ tool và đủ điều kiện làm. Nói thiệt làm ban bước 5 này chua hơn giấm. Chừng ế hàng thì mới chịu làm chứ không thì smile.gif .
- Trên đây là “bài bản” để xử lý những bệnh “bình thường” của mainboard thôi. những bệnh lạ dạng “khùng khùng”, “chập chờn”, “khó hiểu”… thì để dành cho mọi người tự nghiên cứu (mò đó mà).
- Trên nguyên tắc là còn biết cách nào thử được thì cứ thử.
- Những “chiêu” nhỏ nhặt như tháo pin, clear cmos (đôi khi khách làm mất cái jum CLR CMOS cũng làm main không chạy). Tháo bios ra khỏi socket cạo sạch chân hay “tắm” với “ô mô”, thậm chí chỉ đứt mạch môt chút xíu… thì những người thợ “có kinh ngiệm” đều đã làm rồi nên tôi không nhắc làm gì.
Lê Quang Vinh
NV Kỹ Thuật – DrM.vn

Mất nguồn Vcore và cách xử lý

Đây là lỗi thường gặp nhất (Chiếm gần 70-80%) khi một mainboard bị hư. Nắm rỏ cách xử lý lỗi này là đã gần như sửa được mainboard.
Xem thêm bài “Mạch cấp nguồn cho CPU” tôi đã đề cập đến vấn đề này. Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn thêm những bước kiểm tra cụ thể hơn.
Trong bài viết trước tôi đã trình bày cách kiểm tra nguồn Vcore. Khi đó nếu gắng CPU vào và đo tại đầu cuộn dây ngỏ ra của mạch. Nếu =0V thì có 2 khả năng. 1 CPU không tiếp xúc tốt, không được support hoặc mạch logic VID có vấn đề.
Cách tốt nhất để kiểm tra mạch Vrm có họat động hay không là dùng 1 CPU tải giả cắm vô thì đo check point luôn cho chắc ăn. Nhiều trường hợp gắng CPU thiệt mạch không chạy nhưng gắng CPU tải giả thì mạch chạy. Vì CPU tải giả câu VID trực tiếp –> Vcore = 1.75V
478
Trước tiên cần xác định IC giao động và IC driver là những IC nào. Nếu đã có kinh nghiệm thì nhìn vào biết ngay. Nhưng các bạn mới thì hơi khó khăn tí.
image0111
Xem lại mạch lý thuyết để hình dung mạch.
image0072
Theo sơ đồ mạch này thì tại ngỏ ra là cuộn dây sẽ có 1 đường hồi tiếp về IC giao động. Nên ta sẽ dùng cách đo trở kháng từ đầu cuộn dây đến chân các IC xung quanh. Sẽ tìm được chính xác IC giao động. Xem hình minh họa.
tim_ic-ddĐể xác định thêm chính xác, cần tra thông tin datasheet con IC vừa tìm được (cách trước đây tôi thường làm cho đến khi nhìn là biết con nào là con nào) và kết luận nó có phải là IC giao động nguồn Vcore hay không.
Datasheet của một số IC điều xung, driver cấp nguồn cho CPU:
ADP3110 – ADP3180 - ADP3181 ADP3188 ADP3163 – ADP3168 – ADP3198 – ADP3416 – ADP3418 –ADP3421 – 
RT9241 – RT9245 – RT9600 – RT9603 – RT9602 -
Nếu mất nguồn Vcore mà vẫn kích được nguồn thì đa phần là do chết IC giao động hoặc ic driver. Tìm và thay thử các IC này.
Còn lại là mosfet bị đứt mối nối, phải tháo từng con ra đo thì mới biết được. Xem thêm bài: Cơ bản về mosfet.
Nếu tụ bị phù hoặc khô thì mạch chỉ không hoàn hảo thôi (kén CPU hoặc khi nhận khi không) chứ không mất hẳn Vcore như trường hợp này.
Lê Quang Vinh

Mạch tạo xung clock các lỗi thường gặp và cách xử lý

Cách nhận dạng:
  • Mạch gồm 1 IC Clock và một Thạch anh 14.3 đi kèm.
  • Chỉ cần tìm được Thạch anh 14.3 thì IC bên cạnh chính là IC clock.
idt-cv115-2-smallmach-clocgen
mach-clocgen2ic-daodong2
Nhiệm vụ:
  • Thạch anh 14,3MHz tạo ra dao động chuẩn là 14,3 MHz, sau đó các mạch tạo xung Clock sẽ lấy dao động chuẩn từ thạch anh rồi nhân với một tỷ lệ nhất định tạo ra các tần số xung Clock khác nhau cung cấp cho các thành phần của Mainboard.
xung-clock
Lỗi thường gặp:
  • Mất xung clock dẫn đến mainboard hoàn toàn tê liệt. Khi mất xung clock kich nguồn quạt quay máy không boot.
Cách kiểm tra:
  • Sau khi kiểm tra các mức nguồn chính trên mainboard như Vcore, nguồn RAM, AGP, chipset Bắc, NAM thì quan sát đèn CLK. Nếu đèn sáng thì mạch xung clock tốt.
denclk
Cách xử lý:
  • Hàn, Khò lại IC clock.
  • Thay thử thạch anh 14.3 (phải đúng 14.3)
  • Thay IC clock (phải đúng số hiệu)
Nếu sau khi xử lý, kiểm tra lại thấy đèn CLK sáng là mạch tạo xung clock đã họat động tốt.
Lưu ý khi thay IC Clock:
Tên IC Clock hình dưới đây là ICS 952603DF (hàng cuối cùng) nhé.
ics-952603df
Lỗi nâng cao:
- Trên thực tế, xung clock đã có ở khe PCI (đèn clk sáng) chưa hẳng đã có xung clock đến tòan bộ các bộ phận trên mainboard như: CPU, chipset Bắc, Nam, sound, LAN…
- Việc kiểm tra xung clock tại các vị trí khác yêu cầu phải có “máy hiện sóng” và thợ có kinh nghiệm mới kiểm tra được.
- Phần này các cao thủ tự nghiên cứu nhé.
Lê Quang Vinh

Xung reset lỗi thường gặp

au khi kiểm tra các mức nguồn cấp trên main bo đều tốt, xung CLK cũng tốt thì chúng ta sẽ quan tâm đến “xung Reset”.
Vậy xung reset là gì ?
- Rất nhều bạn tắc mắc về điều này, comments hoặc post vào forum thậm chí gởi mail hỏi lqv77 tôi vậy “xung reset”là gì?
- Để dễ hình dung tôi có 2 ví dụ:
  1. Nói về nguyên cái máy tính trước nhé: Khi ta bấm nút power ON của máy tính, trước tiên máy tính sẽ thực hiện quá trình POST (Power ON Salf Test) tạm dịch “các phép kiểm tra cơ bản khi bật nguồn” 1 dạng điểm danh toàn bộ các thiết bị khi gọi đến thiết bị nào thì thiết bị đó phải trả lời “có” nếu không thì nó sẽ gọi mãi và mã tên của nó sẽ hiện hòai trên “card test” hay còn gọi là “post card”. Nếu đã “điểm danh” xong thì nó sẽ hiện mã FF trên card test và tiến hành load phần boot trong ổ cứng để khởi động hệ điều hành. Hơi khó hiểu, thôi qua ví dụ 2.
  2. Nói vu vơ cái nhé. Bạn vào lớp: lớp trưởng sẽ điểm danh trước giờ học. Lớp trưởng gọi ai người đó trả lời “có” sau khi tất cả đều “có” thì lớp trưởng mới báo với giáo viên là tất cả đều “đủ” <– Cái “đủ” này chính là xung reset sau cùng phát lên trên card test. Còn nếu lớp trưởng kêu tên thằng V mà thằng V không trả lời, thế là thằng lớp trưởng cứ kêu V hòai <– Cái này là dạng đèn “Reset” sáng hòai và ta biết rằng Lớp chưa “đủ” và mạch reset không hoàn hảo hay còn gọi là mất xung reset. Còn nếu thằng lớp trưởng nghĩ học thì rất dễ hiểu đèn reset sẽ không sáng vì không có thằng điểm danh lấy ai trả lời, lấy ai báo cáo <– Mất xung reset.
- Trở lại với mainboard: khi mạch reset “điểm danh” tất cả các thành phần trên main, nếu có thành phần nào không trả lời thì đèn reset sẽ sáng hòai -> Mạch reset lỗi. Còn tất cả đều đủ thì đèn reset sẽ sáng rồi tắt -> Mạch OK. Còn đèn không sáng thì 100% mạch reset bị hỏng.
Cách kiểm tra “xung Reset”:
mat-rstQuan sát đèn Reset trên card test. Nếu đèn sáng rồi tắt là mạch reset tốt. Khi đó ta cần xác định lại bằng cách nấn nút reset nếu đèn cũng sáng rồi tắt khi ta thả nút reset là mạch reset hệ thống tốt. Còn đèn reset không sáng hoặc đèn reset sáng hòai thì cũng đều là mạch reset bị lỗi.
Lỗi thường gặp:
Vậy lỗi của mạch reset này là “mất tín hiệu reset”: cả hai trường hợp đèn reset không sáng hoặc đèn reset sáng hòai đều là “mất tín hiệu reset”.
Cách xử lý:
- Cần nhớ là chúng ta đã kiểm tra tất cả các mức nguồn cấp cho mainboard và xung clock đã tốt rồi mới kiểm tra xung reset này.
- Sau đây là các nguyên nhân dẫn đến mất xung reset:
  1. Jumper CLEAR CMOS không cắm vào Main <- Cái này là lãng nhách nhất
  2. Mất nguồn 1,8V cấp cho Chipset
  3. Mất nguồn 1,5V cấp cho Chipset
  4. Hỏng mạch ổn áp cho RAM hoặc cho Card AGP
  5. Hỏng mạch Clock Gen (chưa có xung Clock)
  6. Chưa gắn CPU vào Mainboard – mạch VRM không hoạt động
  7. Mạch VRM có sự cố (mất áp Vcore)
  8. Lỗi chipset NAM.
- Rỏ ràng, nguyên nhân thứ nhất thật lãng nhách. Còn các nguyên nhân từ 2 đến 7 là thuộc về các bước kiểm tra nguồn. Chỉ còn lại chipset NAM. Vì vậy nếu mất xung reset thì kiểm tra Jumper Clear Cmos, kiểm kỹ lại các mức áp nguồn, còn lại là chipset NAM.
- Kinh nghiệm thực tế thì đa phần là do chipset NAM (vì mình đã phải kiểm nguồn từ bớc trước, còn jumper clr cmos thì phải kiểm tra ngay từ đầu). CHo nên phải “Hấp” lại chip, “đá” chip, “làm lại chân” hoặc thay chip khác.
Lê Quang Vinh
NV Kỹ thuật – DrM.vn

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates