Chủ Nhật

Mạch tạo xung clock các lỗi thường gặp và cách xử lý

Cách nhận dạng:
  • Mạch gồm 1 IC Clock và một Thạch anh 14.3 đi kèm.
  • Chỉ cần tìm được Thạch anh 14.3 thì IC bên cạnh chính là IC clock.
idt-cv115-2-smallmach-clocgen
mach-clocgen2ic-daodong2
Nhiệm vụ:
  • Thạch anh 14,3MHz tạo ra dao động chuẩn là 14,3 MHz, sau đó các mạch tạo xung Clock sẽ lấy dao động chuẩn từ thạch anh rồi nhân với một tỷ lệ nhất định tạo ra các tần số xung Clock khác nhau cung cấp cho các thành phần của Mainboard.
xung-clock
Lỗi thường gặp:
  • Mất xung clock dẫn đến mainboard hoàn toàn tê liệt. Khi mất xung clock kich nguồn quạt quay máy không boot.
Cách kiểm tra:
  • Sau khi kiểm tra các mức nguồn chính trên mainboard như Vcore, nguồn RAM, AGP, chipset Bắc, NAM thì quan sát đèn CLK. Nếu đèn sáng thì mạch xung clock tốt.
denclk
Cách xử lý:
  • Hàn, Khò lại IC clock.
  • Thay thử thạch anh 14.3 (phải đúng 14.3)
  • Thay IC clock (phải đúng số hiệu)
Nếu sau khi xử lý, kiểm tra lại thấy đèn CLK sáng là mạch tạo xung clock đã họat động tốt.
Lưu ý khi thay IC Clock:
Tên IC Clock hình dưới đây là ICS 952603DF (hàng cuối cùng) nhé.
ics-952603df
Lỗi nâng cao:
- Trên thực tế, xung clock đã có ở khe PCI (đèn clk sáng) chưa hẳng đã có xung clock đến tòan bộ các bộ phận trên mainboard như: CPU, chipset Bắc, Nam, sound, LAN…
- Việc kiểm tra xung clock tại các vị trí khác yêu cầu phải có “máy hiện sóng” và thợ có kinh nghiệm mới kiểm tra được.
- Phần này các cao thủ tự nghiên cứu nhé.
Lê Quang Vinh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates