Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Chủ Nhật

Các kênh truyền dữ liệu trong máy tính

ISA - Industrial Standard Architecture:
Là một loại kênh truyền của khe gắn card mở rộng trên Mainboard. Các card mở rộng chuẩn ISA có thể là Card âm thanh, card màn hình và các thiết bị ngoại vi khác. Nhiều mainboard trước đây hỗ trợ ISA nhưng ngày nay ISA hầu như rất ít khi được sử dụng và rất ít Mainboard đời mới hỗ trợ chuẩn ISA. Trước đây, ISA là chuẩn kênh truyền mở rộng chính trên máy tính IBM AT nên thường được gọi là "kênh AT". Băng thông của ISA là 8-16 bits, tần số 8-10Mhz.
Micro Channel - viết tắt là MCA (Micro Channel Architecture):Là một loại kênh truyền 32-bit được thiết kế bởi công ty IBM cho các dòng máy PS/2, RS/6000 và một số đời của ES/9370. Nó hỗ trợ 15 mức Bus Mastering cho phép truyền dữ liệu từ tốc độ 20Mbytes/s đến 80 Mbytes/s. Vào cuối năm 1996, IBM ngưng hỗ trợ công nghệ MCA và chuyển qua sử dụng PCI.
EISA Extended ISA:
Kênh truyền trong máy tính là phiên bản mở rộng của kênh truyền ISA (Kênh truyền AT - AT bus) 16-bit thành kênh truyền 32-bit. Chuẩn EISA được công bố năm 1988 như là một sự lựa chọn 32-bit thay thế cho Kênh truyền Micro Channel. Các loại card mở rộng loại ISA có thể gắn vào khe gắn EISA dễ dàng do cả hai cùng sử dụng tốc độ 8-10Mhz. Chuẩn EISA sau này được thay thế bởi chuẩn PCI.
VL-Bus - Vesa Local Bus:
Là một chuẩn kênh truyền ngoại vi được phát triển bởi VESA và được sử dụng phổ biến ở các đời máy 486. VL-Bus là loại kênh truyền 32-bit, hỗ trợ bus mastering và họat động ở tốc độ 40Mhz.
PCI Peripheral Component Interconnect:
Là một loại kênh ngoại vi trên Mainboard được thiết kế bởi Intel vào năm 1993. Nó được dùng để gắn các card mở rộng cung cấp các đường truyền tốc độ cao giữa CPU và các thiết bị ngoại vi (màn hình, mạng, đĩa cứng ngoài...). Công nghệ PCI cung cấp khả năng "cắm và chạy" (plug and play) là khả năng tự nhận dạng và cài đặt các card PCI rất tốt. PCI cho phép chia sẻ "tài nguyên" IRQ (Interrupt Request-Ngắt hệ thống) giữa các card PCI với nhau. Đây là một đặc điểm rất quan trọng trong tình hình các card ngoại vi phục vụ nhiều thiết bị ngoại vi và ứng dụng ngày càng nhiều trong khi số lượng các IRQ được hỗ trợ thì lại giới hạn. Thiết bị PCI hoạt động ở tần số 33Mhz với các đường truyền dữ liệu có băng thông 32 hoặc 64 bits (PCI version 2.1 họat động ở xung nhịp 66Mhz).
AGP - Accelerated Graphics Port:Là chuẩn của khe gắn card mở rộng chuyên dùng cho card màn hình tốc độ cao. Nó cung cấp kết nối trực tiếp giữa card màn hình và bộ nhớ. Nó là một thay thế cao cấp cho các card màn hình loại PCI trước đây. Nó có màu nâu, ngắn hơn và được thiết kế hơi thụt vào một chút so với khe gắn PCI. AGP có băng thông 32-bits. Chuẩn AGP nguyên thủy (AGP 1X) cung cấp tốc độ truyền dữ liệu 264Mbytes/s, AGP 2X là 528 Mbytes/s, AGP 4X là 1Gbytes/s, AGP 8X là 2Gbytes/s. Xem hình: Các loại giao diện và card mở rộng.
CNR - Communications and Networking Riser:
Là chuẩn khe gắn cho phép gắn bổ xung mạch hỗ trợ các chức năng như âm thanh (audio), modem (communications) và mạng (networking).

AMR Audio/Modem Raiser:
Là một chuẩn khe gắn cho phép gắn các card mở rộng chứa mạch xử lý âm thanh (audio) và bộ điều biến (modem) lên Mainboard. Được thiết kế bởi hãng Intel, AMR cung cấp khe cắm 46-pin giao diện kỹ thuật số (digital interface) lên Mainboard. Card mở rộng chuẩn AMR hỗ trợ tất cả các chức năng xử lý tương tự (analog functions - codecs) theo yêu cầu xử lý âm thanh và truyền thông dạng tương tự. Cùng với chuẩn cắm CNR, AMR là các lựa chọn cho các nhà sản xuất Mainboard. Hiện nay, AMR và CNR chưa hỗ trợ khả năng tương thích rộng rãi như các chuẩn khe cắm công nghiệp khác trước đây.
USB Universal Serial Bus:
Là giao diện kết nối phần cứng dùng cho các thiết bị ngoại vi có tốc độ thấp như: keyboard, mouse, cần chỉnh hướng (dùng cho game), máy in và các thiết bị điện thoại. Nó còn hỗ trợ video kỹ thuật số như MPEG-1 và MPEG-2. USB 1.1 có băng thông (bandwidth) lớn nhất là 12 Mbits/sec (tương đương với 1.5 Mbytes/sec) và có thể gắn được tới 127 thiết bị. Các thiết bị USB được mắc nối tiếp tạo thành chuỗi thiết bị USB. Các thiết bị cần tốc độ cao thì sử dụng tòan bộ băng thông còn những thiết bị tốc độ thấp thì có thể truyền dữ liệu ở các kênh truyền con là 1.5 Mbits/sec. Khả năng hoán đổi nóng của USB cho phép mọi thiết bị được gắn vào hoặc tháo ra mà không cần phải tắt máy. Các cổng USB đã có trong các máy tính cá nhân từ năm 1997, và Windows 98 hỗ trợ đầy đủ cho giao diện này. USB 2.0 tăng dung lượng đột ngột lên đến 480 Mbits/sec. Nó được xem là mạch ghép nối tuần tự cho tương lai và là "đối thủ" của chuẩn giao tiếp FireWire (IEEE1394).
Các thiết bị USB có thể được gắn trực tiếp vào ổ cắm 4-chân (4-pin socket) trên PC, gắn vào hub có nhiều cổng được nối vào PC hoặc gắn vào thiết bị có chức năng như là hub cho các thiết bị khác. Ví dụ: một số màn hình cung cấp chức năng của một USB hub.


Bus USB:
Phân phối 0.5 amps (500 milliamps) cho mỗi cổng. Do đó các thiết bị sử dụng nguồn điện thấp thông thường sử dụng adapter nguồn AC rời nay có thể được cung cấp nguồn thông qua dây cáp. Hub (USB) có thể lấy nguồn điện từ đường truyền USB (gọi là Bus powered - được cung cấp nguồn qua kênh truyền dữ liệu), hoặc có thể lấy nguồn điện thông qua adapter nguồn AC riêng của nó. Các hub sử dụng adapter riêng cấp nguồn ít nhất là 0.5 amps cho mỗi cổng cung cấp khả năng linh hoạt tối đa cho các thiết bị được kết nối phía sau trong chuỗi (downstream devices). Các hub hỗ trợ chuyển đổi cổng (Port switching hubs) cô lập tất cả các cổng với nhau vì thế khi xảy ra hiện tượng đoản mạch (shorted) ở một thiết bị trong chuỗi sẽ không ảnh hưởng đến các thiết bị khác. Các cổng USB trên máy tính và trên hub sử dụng ổ cắm hình chữ nhật loại A (USB Type A socket). Tất cả các dây cáp gắn cố định vào thiết bị đều có đầu cắm (phích cắm) loại A. Các thiết bị sử dụng dây cáp riêng đều có ổ cắm loại B hình vuông. Dây cáp để kết nối có đầu cắm loại A và loại B (USB Type A & Type B plug). Xem hình dưới: Các loại đầu cắm chuẩn USB (A&B).


FireWire (IEEE1394):

Là kênh truyền tuần tự tốc độ cao (high-speed serial bus) được phát triển bởi hãng Apple và hãng Texas Instruments. Chuẩn kênh truyền này cho phép kết nối lên tới 63 thiết bị. Firewire còn được biết đến như là chuẩn IEEE 1394, đầu nối i.Link (i.Link Connector) và High Performance Serial Bus (HPSB - Kênh truyền tuần tự tốc độ cao). Các đặc tả (specification) ban đầu của chuẩn IEEE 1394 hỗ trợ các tốc độ truyền 100 / 200 và 400 Mbits/s. Chuẩn IEEE 1394b cung cấp các tốc độ 800 / 1600 và 3200 Mbits/s. Giao diện Firewire hỗ trợ khả năng hoán đổi nóng (hot swapping), hỗ trợ nhiều tốc độ trên cùng một kênh truyền và hỗ trợ thời gian truyền bằng nhau (isochronous data transfer - truyền dữ liệu "đẳng thời"). Do vậy FireWire bảo đảm băng thông cho các tác vụ truyền thông đa phương tiện (multimedia) và nó được sử dụng rộng rãi cho việc kết nối máy quay phim / chụp ảnh kỹ thuật số và các thiết bị video khác vào máy tính. Đầu nối FireWire có hai loại: loại 6-chân (6-pin) thường thấy trong máy tính để bàn (desktop) và loại 4-chân thường được thiết kế trong máy tính xách tay (laptop). Xem hình: Đầu nối chuẩn FireWire IEEE 1394.

greentek.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates