Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Bảy

Bài 2: Cú pháp của CSS

Sau khi hiểu là nắm bắt được một số đặc tính của CSS chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu về cú pháp và cách khai báo của các thẻ CSS
Cú pháp của CSS được chia làm 3 phần. phần thẻ chọn (selector), phần thuộc tính (property), phần nhãn (value).
selector {property: value}Nếu nhãn của bạn có nhiều từ bạn nên đặt nhãn của bạn vào trong dấu nháy kép
p {font-family: “sans serif”}
Trong trường hợp thẻ chọn của bạn nhiều thuộc tính thì các thuộc tính sẽ được ngăn cách bởi dấu (;).
p {text-align:center;color:red}Khi thẻ chọn có nhiều thuộc tính thì chúng ta nên để mỗi thuộc tính ở trên một dòng riêng biệt.
p {
text-align: center;
color: black;
font-family: arial
}

Bài 3: Làm sao chèn CSS vào trang Web

Bạn đã có một file CSS của bạn, bây giờ công việc tiếp theo là làm thế nào để chèn những đoạn CSS của bạn vào trong trang, Và xem chúng hoạt động như thế nào. Trong phần này chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về cách chèn một đoạn style trong trang HTML hay liên kết tới một file CSS viết sẵn.
Khi trình duyệt đọc đến CSS, thì toàn bộ Website sẽ được định dạng theo các thuộc tính đã được khai báo trong phần CSS. Có ba cách cho phép chúng ta chèn định dạng CSS vào trong Website.
1. CSS được khai báo trong file riêng.
Toàn bộ mã CSS được chứa trong file riêng có phần mở rộng .css là một ý tưởng được dùng khi một file CSS sẽ được áp dụng cho nhiều trang khác nhau. Bạn có thể thay đổi cách hiển thị của toàn bộ site mà chỉ cần thay đổi một file CSS. Trong cách này thì file CSS sẽ được chèn vào văn bản HTML thông qua thẻ <link>…</link>. Ta có cú pháp như sau:
<html>
<head>
<link rel=”stylesheet” type=”text/css” href=”/mystyle.css”
medial=”all” />
</head>
<body>
</body>
</html>
Trình duyệt sẽ đọc toàn bộ các định dạng được quy định trong file mystyle.css và định dạng cho văn bản HTML.
File CSS có thể được soạn thảo bằng một số trình duyệt khác nhau. Trong file không được chứa mã HTML, khi ghi lại chúng ta bắt buộc phải ghi lại với phần mở rộng là .css. Giả sử chúng trong file mystyle.css ở trên chứa đoạn mã sau:
hr {color: sienna}
p {margin-left: 20px}
body {background-image: url(‘/images/back40.gif’)}
Không bao giờ sử dụng khoảng trắng trong nhãn, giả sử rằng nếu bạn dùng margin-left: 20 px; thay cho margin-left: 20px; thì IE6 sẽ hiểu còn các trình duyệt như Firefox, Opera sẽ không hiểu
2. Chèn CSS trong tài liệu HTML
Chèn thẳng CSs trong tài liệu được áp dụng trong trường hợp những định dạng CSS này chỉ giành riêng cho tài liệu HTML đó. Khi bạn chèn trực tiếp thì đoạn mã của bạn phải đặt trong thẻ <style> và đặt trong phần <head>.
<head>
<style type=”text/css”>
hr {color: sienna}
p {margin-left: 20px}
body {background-image: url(‘/images/back40.gif’)}
</style>
</head>
Có một số trình duyệt cũ sẽ không hiểu thẻ <style>, nó sẽ bỏ qua thẻ này. Tuy nhiên thì nội dung trong thẻ <style> vẫn hiển thị ra trang HTML. Vì vậy mà chúng ta sẽ phải dùng định dạng chú thích trong HTML để chứa phần nội dung của thẻ <style>.
<head>
<style type=”text/css”>
<!–
hr {color: sienna}
p {margin-left: 20px}
body {background-image: url(‘/images/back40.gif’)}
–>
</style>
</head>
3. Chèn trực tiếp vào thẻ của HTML(inline style)
Inline style được sử dụng nhiều trong trường hợp một thẻ HTML nào đó cần có style riêng cho nó.
Inline style được áp dụng cho chính thẻ HTML đó, cách này sẽ có độ ưu tiên lớn nhất so với hai cách trên. Dưới đây là một ví dụ mà chúng ta dùng Inline style
<p style=”color: sienna; margin-left: 20px”>
This is a paragraph
</p>
4. Nhiều Stylesheet
Trong trường hợp mà có một số thẻ có cùng định dạng, chúng ta có thể gộp chúng lại với nhau. Giả sử như sau:
h1, h2, h3 {
margin-left: 10px;
font-size: 150%;

}
Giống đoạn mã trên thì cả ba thẻ h1, h2, h3 đều có cùng 3 thuộc tính như trên.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Blogger Templates